Con người từ khi là một bào thai, đến lúc sinh ra và lớn lên trải qua rất nhiều sự thay đổi và phát triển. Hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng vậy, nó cũng chia thành nhiều giai đoạn phát triển từ cơ bản cho đến khi hoàn chỉnh nhất. Cụ thể quá trình này bao gồm:
Giai đoạn bào thai (Tính từ lúc thụ thai đến khi ra đời)
-Hệ miễn dịch của trẻ phát triển khá sớm, bắt đầu có dấu hiệu phát triển từ tuần thứ 5 của thai kỳ.
-Những nơi đầu tiên bắt đầu có sự phát triển này là khu vực dây rốn và bên trong tủy xương
-Giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ chủ yếu phát triển dựa vào kháng thể từ cơ thể mẹ truyền qua nhau thai
Giai đoạn trẻ sơ sinh (Từ lúc sinh ra đến 6 tháng tuổi)
-Giai đoạn này không còn sự bảo vệ cơ thể mẹ nên hệ miễn dịch của trẻ khá yếu ớt, dễ tổn thương.
-Vì hệ miễn dịch còn yếu, trẻ chủ yếu nhận kháng thể từ mẹ thông qua sữa mẹ
-Thời gian sau đó, trẻ bắt đầu phát triển hệ miễn dịch và có thể tự cơ thể sản sinh kháng thể.
Giai đoạn trẻ nhỏ (Từ 6 tháng đến 3 tuổi)
-Giai đoạn này hệ miễn dịch dần hoàn thiện
-Việc trẻ bắt đầu khám phá khiến môi trường mở rộng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên nhờ hệ miễn dịch đã phát triển nên vấn đề sẽ ít nghiêm trọng hơn giai đoạn sơ sinh.
-Các mũi vắc xin vào giai đoạn này cũng được tiến hành giúp bảo vệ trẻ tốt hơn
Giai đoạn trẻ em (3 đến 12 tuổi)
-Hệ miễn dịch vẫn tiếp tục phát triển mạnh
-Trẻ ít bệnh vặt, bệnh truyền nhiễm
-Hệ thống miễn dịch được nâng cao, giúp cơ thể tránh được một số bệnh tự miễn
Giai đoạn Tuổi thiếu niên (12-18 tuổi)
-Hệ miễn dịch gần như hoàn chỉnh
-Giai đoạn này, do sự thay đổi về sinh lý, miễn dịch cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhứ lối sống, hoocmon, ăn uống, …